Trong khi có một lượng lớn than đá được XK trong những tháng đầu năm 2017 thì cũng có một lượng lớn được NK. Dư luận vẫn đang đặt câu hỏi liệu đây có phải là nghịch lý ngành than?
Xuất, nhập cùng “tiến”
XK than đá đang có dấu hiệu tăng đột biến, trở thành mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong số tất cả các mặt hàng XK của Việt Nam. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, XK than đá từ đầu năm đến ngày 15/5 đạt 709.624 tấn, với kim ngạch 106,73 triệu USD, tăng 375{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về lượng và 660{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về trị giá so với cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, nếu những năm trước, Trung Quốc là thị trường NK than lớn nhất của Việt Nam thì những tháng qua, Trung Quốc đã tụt lại, “nhường” ngôi vị cho các nước khác.
Dẫn đầu về thị trường tiêu thụ than đá của Việt Nam là Nhật Bản. Chỉ tính đến tháng 4/2017, XK sang thị trường này đạt 256.367 tấn, tương đương 35,4 triệu USD, tăng tới 2.390{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về lượng và tăng 2.488{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Malaysia đứng thứ 2 về tiêu thụ than đá của Việt Nam, cũng tăng đột biến 1.261{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về lượng và tăng 3.651{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 95.317 tấn, tương đương 24,2 triệu USD. Đứng thứ 3 là thị trường Lào với 44.817 tấn, trị giá hơn 3,8 triệu USD (trong khi 4 tháng năm 2016 Việt Nam không XK than đá sang Lào). Các thị trường khác như Hàn Quốc, Indonesia, Đài Loan… cũng đều ghi nhận mức tăng khá cao.
Ở chiều ngược lại, NK than mặc dù giảm về lượng nhưng trị giá tăng đáng kể. Cụ thể, NK tính đến ngày 15/5 đạt 5,213 triệu tấn tương đương 547,93 triệu USD, giảm 2,95{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về lượng và tăng 68{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường NK than chính của Việt Nam vẫn là Indonesia, Australia, Nga, Trung Quốc… Than đá NK vào Việt Nam trong 4 tháng qua từ Australia là gần 1,4 triệu tấn, giảm 3,8{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d}; Indonesia là 1,6 triệu tấn, tăng 93,4{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d}; Nga là 762.000 tấn, giảm 45,9{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d}… so với 4 tháng năm 2016.
Trên thực tế, việc XK than tăng mạnh cả về lượng, trị giá và tăng ở tất cả các thị trường là do chủ trương cho XK than. Ông Lê Quốc Phương, Phó giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, năm ngoái, than đá khó khăn do giá nhiên liệu khoáng sản nói chung giảm, đặc biệt là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam- Trung Quốc ngừng nhập than, thậm chí còn giảm giá, nên gần như chúng ta không XK được. Điều đó, dẫn đến tăng trưởng GDP giảm, đời sống cán bộ công nhân viên khó khăn… Đứng trước tình hình đó, Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh XK để thúc đẩy tăng trưởng của khu vực công nghiệp, tăng trưởng GDP, XK, giải quyết khó khăn cho ngành than. Thêm vào đó, một nguyên nhân khác được Bộ Công Thương đưa ra là do giá than đá tăng 54,4{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} trong 5 tháng đầu năm 2017 khiến cho XK than đá tăng trưởng mạnh. Đây cũng là xu thế chung của giá than trên thế giới- giá các mặt hàng đều phụ thuộc vào giá dầu, khi giá than NK cũng tăng tới 63,3{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d}, kéo theo việc tăng NK.
Vấn đề ở hiệu quả kinh tế
Xuất nhiều mà nhập cũng lắm! Đây dường như là một nghịch lý bởi theo logic, tại sao lại phải NK những thứ mình đang có, thậm chí là còn XK. Song theo ý kiến của một số chuyên gia, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì đây là câu chuyện bình thường mà nước nào cũng có và ngày càng nhiều. Ví dụ, Trung Quốc khai thác gần 50{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} tổng sản lượng than của thế giới nhưng vẫn NK than lớn 10{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} lượng than khai thác được của thế giới.
Bàn về nghịch lý này, ông Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật nhiệt Việt Nam cho hay: “Suy nghĩ có than mà lại phải nhập, hoặc XK than rồi lại phải NK, theo tôi là không đầy đủ. Vấn đề của câu chuyện này theo ông Nghĩa nằm ở hiệu quả kinh tế.
Ông Nghĩa cho biết, nếu so sánh về giá thì than XK với than NK không chênh nhau nhiều. Trong khi đó, than NK là chủng loại mà trong nước không sản xuất được, còn than XK vừa dư thừa, vừa sử dụng với hiệu quả thấp. Trên thực tế, than NK dù nhiệt lượng không bằng than sản xuất trong nước nhưng lại dễ đốt, cháy kiệt, ít tro. Trong khi tro của than NK (ví dụ như than của Indonesia, Australia) chỉ 8{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} còn than của Việt Nam sử dụng trong các nhà máy điện rất cao từ 32-40{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d}, tức là gấp 4-5 lần than NK. “Khi tro nhiều sẽ gây hậu quả lớn, đặc biệt là vấn đề môi trường. Song quan trọng nhất về góc độ kỹ thuật chuyên môn thuần túy, nhiều tro quá sẽ khó đốt, không cháy kiệt được, gây tốn than”, ông Nghĩa nói. Không chỉ vậy, than NK là chủng loại mà nhu cầu trong nước cần nhưng chưa đáp ứng được nên vẫn cần NK.
Có thể nói, để giải quyết bài toán khó khăn trước mắt cho ngành than, cho phép XK là một giải pháp. Thế nhưng, trong tương lai, nhu cầu sử dụng than của Việt Nam sẽ rất lớn. Dự báo đến năm 2030, nhiệt điện than chiếm 54{266531af99d4f947484cd5b653b2f0cc22158b0a0a4cac3011fdd3235a943e7d} tổng sản lượng điện, do vậy sẽ cần tới 130 triệu tấn than cho nhà máy điện, trong khi than nội địa chỉ cung cấp được 40 triệu tấn, còn lại phải NK (khoảng 100 triệu tấn) mà không có nguồn năng lượng nào khác thay thế. Chưa kể, theo ông Nghĩa, việc NK than đối với Việt Nam không hẳn đã dễ dàng khi cảng biển Việt Nam hiện đều là cảng nước nông, tàu NK than lớn không vào được. Nếu chỉ chở than bằng tàu 3 vạn tấn như hiện nay thì sẽ không hiệu quả, mà phải chở bằng tàu 10 vạn tấn trở lên.
Do vậy, bài toán giữa XK than hiện tại và thiếu than trong dài hạn vẫn đang là bài toán khó giải. Ông Nghĩa nêu quan điểm, muốn cải thiện chất lượng than trong nước cần NK than về trộn với than trong nước để cải thiện độ cháy, giảm hàm lượng cacbon trong tro để làm vật liệu xây dựng như bê tông đầm lăn, cho các đập thủy điện lớn, gạch không nung… Còn để NK được than thì cần phải xây dựng cảng trung chuyển ngoài khơi xa để từ cảng đó bốc dỡ than sang tàu nhỏ hơn rồi chuyển tới nhà máy.